Tin tức

4 mẹo bảo mật dữ liệu khi triển khai phần mềm ERP

Lương Quốc Cương - 4 năm trước

Công nghệ AI, IoT phát triển kéo theo sự phát triển BI trong phần mềm ERP (tạm dịch: Trí tuệ doanh nghiệp, là hệ thống báo cáo, phân tích dữ liệu hỗ trợ doanh nghiệp ra quyết định tốt hơn). Bên cạnh việc hỗ trợ nâng cao trải nghiệm khách hàng, BI cũng tạo ra những thách thức lớn về bảo mật dữ liệu, đi kèm với trách nhiệm lớn.

Khi hiểu biết của khách hàng được nâng cao thì sẽ mang lại lợi ích cho cả tổ chức và khách hàng, nhưng đôi khi, nó cũng sẽ là gánh nặng cho doanh nghiệp. Ví dụ: vi phạm dữ liệu có thể làm cho doanh nghiệp của bạn tốn hàng triệu chi phí pháp lý và mất doanh nghiệp. Bạn cũng có thể mất khách hàng nếu họ cảm thấy dữ liệu của họ không được bảo mật, không phải do vi phạm an ninh, mà bằng cách bạn chọn sử dụng dữ liệu cá nhân của họ. Giảm thiểu những rủi ro này đòi hỏi sự hiểu biết về các mối đe dọa an ninh tiềm ẩn và các vấn đề tuân thủ cam kết liên quan đến khách hàng.

Làm thế nào để doanh nghiệp vừa kiểm soát tốt rủi ro vừa an tâm phát triển các giải pháp hỗ trợ quản trị doanh nghiệp? Dưới đây là bốn mẹo để bảo mật dữ liệu khi triển khai phần mềm ERP:

1. Đánh giá văn hóa tổ chức bạn

Một nền văn hóa doanh nghiệp tập trung vào khách hàng sẽ thúc đẩy bảo mật dữ liệu vì nó khuyến khích nhân viên lắng nghe các mối quan tâm về quyền riêng tư dữ liệu của khách hàng và chia sẻ chúng với ban lãnh đạo. Giả sử bạn đã triển khai hệ thống CRM và một số khách hàng đang thể hiện mối quan ngại về quyền riêng tư thì nhóm triển khai ERP của bạn phải là đầu mối liên lạc giữa các đại diện dịch vụ khách hàng và ban lãnh đạo để thiết lập quy trình quản lý dữ liệu và xác định các tiêu chuẩn bảo mật.

Điều quan trọng là phát triển một chiến lược quản lý thay đổi để thúc đẩy văn hóa “bảo mật dữ liệu là trách nhiệm của mọi người trong tổ chức”. Phần mềm ERP tích hợp dữ liệu của mọi phòng ban của tổ chức, do đó một số phòng ban có thể có quyền truy cập vào dữ liệu khách hàng. Chia sẻ dữ liệu là điều cần thiết trong quá trình chuyển đổi số. Vì vậy, doanh nghiệp cần thay đổi mindset từ hạn chế truy cập dữ liệu thành gia tăng tính bảo mật của hệ thống.

2. Hiểu vai trò của Giám đốc an toàn thông tin (CISO)

CISO của doanh nghiệp có thể khởi động chiến lược chuyển đổi số bằng cách dẫn dắt các thay đổi liên quan đến văn hóa (ví dụ: khuyến khích giao tiếp mở và chú trọng vào quá trình đào tạo).Về mặt giáo dục, các CISO nên thường xuyên tổ chức đào tạo an ninh mạng và cung cấp tài liệu giáo dục theo nhiều định dạng khác nhau nhiều lần trong năm. Đào tạo an ninh mạng cũng là một hoạt động cần thiết trước khi triển khai giải pháp ERP cho doanh nghiệp.

Giao tiếp mở (trong kinh doanh, giao tiếp mở (hoặc truy cập mở tài nguyên truyền thông) là khả năng của bất kỳ ai, với điều kiện bình đẳng cùng mối quan hệ minh bạch giữa chi phí, giá cả, để truy cập và chia sẻ tài nguyên truyền thông trên một cấp để cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng ở cấp độ khác trong kiến ​​trúc hệ thống truyền thông lớp) là yếu tố đặc biệt quan trọng giữa CISO và các giám đốc điều hành khác. Bằng cách lên lịch các cuộc họp thường xuyên với các nhóm bảo mật và đội pháp lý, các CISO có thể xây dựng các mối quan hệ trong toàn tổ chức. Nền tảng của sự tin tưởng giúp CISO dễ dàng chứng minh giá trị của bảo mật dữ liệu bằng cách trình bày dữ liệu đáng tin cậy và gợi ý các bước nên làm tiếp theo. Cách tiếp cận chủ động này được kích hoạt bằng phân tích dự báo - CISO nên sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP để bảo vệ thông tin kinh doanh.

3. Phát triển các quy trình quản trị mạnh mẽ

CISO của bạn cần có khả năng xem đầy đủ thông tin về chuỗi cung ứng và quy trình lựa chọn phần mềm ERP của doanh nghiệp để có thể đánh giá công nghệ từ góc độ bảo mật dữ liệu. Bằng cách phát triển một chương trình quản lý nhà cung cấp, CISO có thể theo dõi các nhà cung cấp phần mềm ERP khác nhau và các rủi ro bảo mật liên quan của họ. Việc phân tích dự đoán thông qua các nguồn thông tin thu thập được giúp CISO nhanh chóng phát hiện các vi phạm liên quan đến quy định bảo mật của tổ chức trong quá trình triển khai hệ thống. Ngay cả các phần mềm ERP hàng đầu cũng có thể tồn tại các lỗ hổng.

Các mô hình quản trị hoạt động hiệu quả góp phần đảm bảo tính pháp lý, đặc biệt là với các tiêu chuẩn quản lý an ninh CNTT (ISO). Doanh nghiệp có thể sử dụng giải pháp bảo mật, như HyTrust để thử nghiệm.

4. Cảnh giác với bảo mật IoT

IoT đóng một vai trò quan trọng trong việc triển khai ERP cho nhiều tổ chức. Các nhà phân tích dự đoán rằng sự kết hợp giữa IoT và ERP sẽ ngày càng phổ biến. IoT cải thiện thông tin chi tiết về dữ liệu và hiệu quả hoạt động, do đó, không khó để biết tại sao các tổ chức lại bị thu hút bởi nó. Nếu bạn đang cân nhắc việc tích hợp IoT với phần mềm ERP của mình thì cần lưu ý một số vấn đề về bảo mật.

Các thiết bị IoT dễ bị tấn công mạng vì chúng giao tiếp với các thiết bị kết nối internet khác, làm cho chúng trở thành mục tiêu chính của các tin tặc muốn truy cập vào nhiều nguồn dữ liệu. Các thiết bị IoT là một mục tiêu tấn công thuận tiện đối với những hacker muốn xâm nhập qua hàng rào bảo vệ an ninh mạng, nơi mà hầu hết các tổ chức chưa phòng vệ đầy đủ để chuẩn bị cho một cuộc tấn công.Doanh nghiệp không nhận ra rằng thiết bị do bên thứ ba quản lý có thể không có cùng mức độ bảo mật như phần mềm ERP on-premise.

Việc thiếu chuyên nghiệp từ phía nhà cung cấp IoT cũng là một lý do khác khiến hacker nhắm vào IoT. Tin tặc biết rằng nhiều nhà cung cấp IoT đã không dành thời gian để tăng cường an ninh vì họ quá mong muốn giới thiệu thiết bị ra thị trường trước đối thủ cạnh tranh.

CISO sẽ bảo vệ dữ liệu khách hàng được lưu trữ hoặc được thu thập bằng thiết bị IoT như thế nào? Doanh nghiệp có thể triển khai trên một nền tảng quản lý thiết bị IoT, chẳng hạn như Amazon Web Services. Các nền tảng này cho phép bạn cài đặt các bản cập nhật phần mềm quan trọng trên tất cả các thiết bị IoT của bạn. Nhóm triển khai ERP của doanh nghiệp cũng có thể bảo vệ dữ liệu bằng cách thiết kế quy trình kinh doanh tối ưu hóa nhằm giảm lỗi.

Thuyết phục ban lãnh đạo đầu tư vào bảo mật dữ liệu phần mềm ERP:

Không dễ dàng để chứng minh lợi nhuận của việc đầu tư vào bảo mật mạng, đòi hỏi sự hiểu biết về các mối đe dọa, xác suất tấn công và tổn thất tiềm ẩn. Với thông tin rõ ràng, thuyết phục, CISO có thể thuyết phục ban lãnh rằng bảo mật mạng đang diễn ra là cần thiết để hỗ trợ các mục tiêu của tổ chức.

Việc triển khai phần mềm ERP là một cơ hội tuyệt vời để bàn luận về an ninh mạng với ban lãnh đạo. Công nghệ mới có thể đem đến các mối đe dọa bảo mật, doanh nghiệp cần nhìn nhận và dự báo các rủi ro về an ninh mạng để tìm cách giải quyết.

Hãy kết nối với IntelERP hotline: 028 2210 8271 để nhận được lời khuyên từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm.

————————————
- Chi tiết dịch vụ vui lòng liên hệ:
- Website: https://intelerp.net
- Hotline: 028 2210 8271 - 028 730 87667
- Di động: 0973 320 335
- Địa chỉ: 16 Hoàng Việt, P.4, Q.Tân Bình, TPHCM

#Intelerp #Softwares #IntelerpSoftwares
#Phầnmềmchodoanhnghiệp #Lậptrìnhphầnmềm #LậptrìnhAnBình #Thiếtkếwebsite #Lậptrìnhwebsites
#Phầnmềmbánhàng #Phầnmềmquảnlígiaoviệc #Phầnmềmnhânsự
#Phầnmềmquảnlídoanhnghiệp #Phầnmềmquảnlíkho

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Văn phòng đại diện:
16 Hoàng Việt, P.4. Q. Tân Bình, TP.HCM
67 Lý Chính Thắng, Phường 8, Quận 3, TPHCM
05/03 Nguyễn Thái Bình, P12, Đà Lạt, Lâm Đồng
0973320335
(028) 2210 8271
0315654969
info@intelerp.net

Gửi